Tôi có một cô em kết nghĩa. Lớp tám, Thùy Lâm trong mắt tôi vẫn như bao năm học trước, là một con bé kiêu kì, học giỏi nhưng khó gần n...
Tôi có một cô em kết nghĩa.
Lớp tám, Thùy Lâm trong mắt tôi vẫn như bao năm học trước, là một con bé kiêu kì, học giỏi nhưng khó gần nên cảm thấy dễ ghét. Cuối năm lớp tám, có tin nhà trường sẽ tách một trong các lớp để chia lại khi lên lớp chín, nhưng chưa biết lớp nào. Thế là tụi lớp tám thi nhau viết lưu bút để lỡ xa nhau có cái làm kỉ niệm. Thùy Lâm cũng đưa tôi quyển lưu bút của nó, quyển sổ màu xanh lá có hình vẽ cô gái mắt to tròn như trong truyện tranh Nhật Bản, cô gái ngồi mơ màng ngắm những chiếc lá rơi, bên trên là dòng chữ Lưu Bút Ngày Xanh. Trang đầu Thùy Lâm ghi lời tự bạch của nó, giới thiệu tên, ngày tháng năm sinh, biệt hiệu, mẫu bạn trai ưa thích, mẫu bạn gái ưa thích, vẽ hoa lá cành đủ cả, và một lời mở đầu dài kín hai trang giấy. Theo sau đó đứa nào cũng ghi với một khuôn tương tự để giới thiệu về bản thân, và vài dòng nhung nhớ hoặc thơ văn tặng cho chủ quyển sổ làm lưu niệm. Tôi khi đó không ưa Thùy Lâm cho lắm, nhưng cũng cầm quyển sổ, hình như nó đưa cho cả lớp không chừa đứa nào thì phải. Lưu bút của tôi cho Thùy Lâm lèo tèo có mấy dòng, đến giờ nó vẫn còn giữ, lâu lâu lôi ra, tôi đọc không khỏi buồn cười. Phần tự giới thiệu bản thân, tôi đề mỗi tên và ngày sinh. Phần vài dòng lưu bút, tôi viết:
http://nguyendangtam.com/bao-gio-anh-moi-cua-do-duoc-em/
“Như vậy là chín tháng học đã trôi qua, bạn bè cùng lớp phải tạm xa nhau. Mình đã học cùng Thùy Lâm trong nhiều năm liền từ hồi tiểu học nên hiểu cũng khá rõ về bạn. Bạn là một người có cá tính mạnh mẽ, học giỏi và luôn đứng đầu trong lớp. Nhưng đôi khi cũng có chút kiêu căng, mình khuyên bạn hãy bỏ cái tính đó đi (nói chơi thôi). Mình chẳng biết nói gì hơn là những lời chúc sức khỏe đến bạn và gia đình. Mình chẳng biết lớp chín có học cùng bạn hay không nhưng dù sao mình cũng chúc bạn sẽ thành công trong năm học lớp chín và sẽ là một lớp trưởng có cá tính mạnh mẽ như bây giờ.”
Ký tên ngoằn ngoèo như giun.
Nếu bây giờ cho tôi viết lại, chắc tôi sẽ viết hay hơn nhiều, thời ấy còn ngây ngô quá. Tôi khi ấy cũng chẳng biết gì nhiều về Thùy Lâm để mà viết dù tôi phán rằng mình hiểu khá rõ về nó.
Năm học mới, lớp 8A cũ của chúng tôi không bị tách mà lớp 8D tách ra nhập vào ba lớp A, B, C. Càng lên lớp cao, sỉ số học sinh càng rơi rụng dần, tụi học sinh ở làng quê chúng tôi là vậy, chẳng mấy đứa học cao lên được, chỉ biết đủ cái chữ, cùng lắm hết cấp hai, rồi ở nhà làm nông, buôn bán theo nghiệp gia đình.
Lớp chín của tôi là một mảng kí ức tuyệt đẹp của tuổi mười lăm. Thùy Lâm và tôi vẫn học chung lớp, vô tình còn được xếp ngồi chung bàn từ giữa năm. Con bé ngó vậy lại không hề khó gần như tôi vẫn tưởng. Ngồi gần tôi mới biết, nó cũng dễ thương lắm, hiền hiền, mít ướt, thậm chí có chút tồ tẹt. Chắc chỉ có mỗi chuyện trong sách vở là nó khôn lanh và ăn hiếp được tôi.
Hồi đó đi học tụi học trò chuyên có trò viết giấy chuyền tay nhau. Sau mỗi tiết học, hộc bàn đứa nào cũng ít nhất dăm ba mẩu giấy, tám chuyện cùng hai ba đứa khác nhau trong lớp. Những mẩu giấy bé tẹo, được gấp ba gấp tư, chuyền từ bàn này sang bàn khác để đến tay người nhận, rồi lại đi ngược trở lại về chủ nhân sau khi đã được ghi lại vài dòng đáp trả bên dưới. Tôi và Thùy Lâm ngồi sát bên, nhưng cũng không nằm ngoài thú vui đó. Trong giờ học, hai đứa tôi thường đẩy qua đẩy lại một quyển vở, trong đó kẹp một mẩu giấy. Nội dung chẳng có gì ngoài những chuyện tầm phào nhưng cái cảm giác thích thú khi lén lút canh chừng ánh mắt của thầy cô, mở mẩu giấy ra đọc những dòng ngây ngô trong đó, lén lút cười vụng trộm trong giờ học. Có lẽ chỉ có tụi học trò mới đủ một chút tinh quái, một chút ngây thơ trong trẻo mà cảm được cái thú vị trong cái trò mà người lớn tưởng chừng như vô vị ấy. Tôi và Thùy Lâm cứ thế, những mẩu giấy chuyền qua chuyền lại suốt, mà thân nhau.
Nhà Thùy Lâm neo người, ba mất sớm, chỉ có ba mẹ con ở với nhau. Nó có một đứa em trai khi đó mới lên bảy tuổi. Lấy cớ năm cuối cấp mong có người kèm cặp giúp đỡ, tôi thường đạp xe từ xóm dưới nhà mình lên xóm trên nhà Thùy Lâm chơi, cùng học bài, cùng tán chuyện trên trời dưới đất. Những mẩu chuyện bây giờ tôi không thể nhớ nổi vì chủ đề vô thưởng vô phạt, nhưng lúc đó thì không tài nào dứt ra nổi.
Một ngày thằng Cường, cái thằng đen nhẻm, gầy gò và đầu tóc bù xù những cọng cứng đờ ngồi đầu bàn đối xứng bên dãy bên kia chợt hỏi tôi:
- Mày với Thùy Lâm bồ nhau hả?
- Sao mày hỏi vậy?
- Tao thấy mày hay chở nó, trong lớp cũng hay nói chuyện. Bữa tao đi ngang qua còn thấy mày trên nhà nó nữa, hình như mày lên nhà nó suốt.
- Làm gì có ba, bồ đâu bồ!
- Bồ thì nhận cho rồi, bày đặt chối. – Nó cười hềnh hệch, nụ cười châm chọc.
- Mày với Thùy Lâm bồ nhau hả?
- Sao mày hỏi vậy?
- Tao thấy mày hay chở nó, trong lớp cũng hay nói chuyện. Bữa tao đi ngang qua còn thấy mày trên nhà nó nữa, hình như mày lên nhà nó suốt.
- Làm gì có ba, bồ đâu bồ!
- Bồ thì nhận cho rồi, bày đặt chối. – Nó cười hềnh hệch, nụ cười châm chọc.
Tôi không sợ mấy thằng con trai cùng lớp châm chọc, nếu tôi là người yêu của Thùy Lâm, tụi nó ghen tị với tôi thì đúng. Điều tôi lo sợ khác hẳn: Chúng tôi không phải là người yêu, và những lời châm chọc sẽ giết chết tình cảm thơ ngây trong sáng giữa Thùy Lâm và tôi. Con bé không chừng sẽ không dám gặp tôi nữa. Và giấc mơ như những mảnh gương cầu vồng của tôi sẽ rơi xuống, vỡ toang không gì níu giữ.
- Nó là em họ tao.
- Thiệt hả? – Thằng Cường trố mắt - Làm gì mà họ hàng với nhau được, mày xạo!
- Thiệt! Không tin thì mày đi mà hỏi Thùy Lâm – Tôi nói dối không chớp mắt. – Mày dám cá không?
- Cá gì?
- Nếu đúng tụi tao là anh em thì mày thua hai bịch nước ngọt.
Nó liếm môi thoáng nghĩ ngợi, rồi gật đầu.
- Cá thì cá!
- Thiệt hả? – Thằng Cường trố mắt - Làm gì mà họ hàng với nhau được, mày xạo!
- Thiệt! Không tin thì mày đi mà hỏi Thùy Lâm – Tôi nói dối không chớp mắt. – Mày dám cá không?
- Cá gì?
- Nếu đúng tụi tao là anh em thì mày thua hai bịch nước ngọt.
Nó liếm môi thoáng nghĩ ngợi, rồi gật đầu.
- Cá thì cá!
Rồi thằng Cường đi hỏi Thùy Lâm thật. Đương nhiên, tôi đã kể mọi chuyện và dặn trước Thùy Lâm về kế hoạch tác chiến. Nghe cái kế hoạch gian dối của tôi, con bé tròn xoe mắt rồi cười khúc khích. Thế là với uy tín là một lớp trưởng gương mẫu của mình, Thùy Lâm cũng chỉ nghe câu hỏi của thằng Cường, gật đầu thừa nhận mối quan hệ anh em, mà thằng Cường tin răm rắp. Nó cũng có thể không hẳn tin, nhưng không thể không mua cho tôi hai bịch nước ngọt, vì nó không ngờ được rằng Thùy Lâm lại về phe tôi cái rụp như vậy. Nó tưởng Thùy Lâm – cô nàng lớp trưởng kiêu kỳ - sẽ giãy đong đỏng lên, rồi đi mắng tôi sao dám bịa chuyện.
Thắng kèo cá cược với thằng Cường, giờ ra chơi hôm đó tôi hả hê chia cho Thùy Lâm một trong hai bịch nước ngọt, rồi gạ gẫm:
- Uống hết bịch nước này, tụi mình kết nghĩa anh em luôn hen!
Thùy Lâm lại tròn xoe mắt, rồi lại gật đầu cái rụp, xem bộ nó cũng khoái trò cá cược này và vui mừng với chiến lợi phẩm bé con con. Vài giây sau, chiến lợi phẩm chỉ còn là hai bịch nước đá nằm chỏng chơ trong thùng rác. Còn cái thứ nước ngọt có ga mát lạnh đã nằm gọn trong bụng hai đứa tôi. Con gái thật dễ dụ vô cùng! Ai cũng bảo tôi hiền như cục đất. Tôi kệ họ nghĩ thế, cục đất cũng có cái hay của nó. Thùy Lâm là một lớp trưởng xinh xắn và hoạt ngôn trong mắt thầy cô, con nhỏ trông hung dữ và kiêu căng trong mắt bạn bè, không ngờ với tôi lại dễ thương như mèo!
Thế là tôi có một cô em gái kết nghĩa, hay ai thích gọi là em gái nuôi cũng được. Biết Thùy Lâm từ hồi lớp một, trở thành anh trai nó vào một ngày đẹp trời của thuở “mắt sáng môi tươi”, tôi biết mình từng mong một mối quan hệ xa hơn thế.
Mùa hè năm lớp chín, giữa mớ hỗn độn cảm xúc mang tên cuối cấp, chia tay ngôi trường cấp hai bốn năm liền gắn bó, phải xa lũ bạn thân và thầy cô giáo, chúng tôi còn phải ráo riết ôn thi chuyển cấp vào lớp mười. Bữa nào phải xuống trường ôn thi thì tôi rủ Thùy Lâm đi chung nhóm bạn của mình. Năm thằng con trai cùng Thùy Lâm như đoàn vệ sĩ và một công chúa nhỏ, đạp xe hơn ba cây số xuống trường cấp ba dưới thị trấn ôn thi. Ngày nào không phải xuống trường, tôi lại lên nhà Thùy Lâm cùng nó học ôn. Tôi cứ nấn ná muốn ở lại chơi thật lâu không về, cách của tôi là dụ dỗ thằng em của Lâm đến nỗi nó thích mê, chẳng ngày nào cho tôi về sớm. Sáng sớm ăn sáng xong là tôi ôm tập vở xách xe đạp phóng lên nhà Thùy Lâm. Bốn, năm giờ chiều nắng đã tắt tôi dắt xe về mà hôm nào thằng nhỏ cũng níu áo nhất định không chịu buông.
Những buổi trưa mùa hè trời nắng nóng hầm hập, chúng tôi bê cái bàn gỗ xếp con con ra bên hông nhà, ở đường luồng giữa bức tường nhà Thùy Lâm và nhà kế bên, kê thêm hai chiếc ghế đẩu, ngồi học bài giữa những cơn gió mát hiu hiu thổi qua. Mùa hè năm ấy mẹ Thùy Lâm xây sửa nhà, nới rộng ra phía sau một gian phòng riêng cho con bé và xây thêm một căn bếp rộng rãi. Xe chở cát không ra được phía sau, cát được chở đến đổ thành đống ở sân trước nhà. Nhà không có đàn ông, thợ thầy thì thuê để xây cũng đã khó khăn, đắt đỏ. Người phụ nữ ngoài ba mươi thân hình nhỏ bé, muốn tiết kiệm chi phí, vẫn tự mình đẩy những chiếc xe rùa chở cát vòng đường luồng ra phía sau nhà, đổ đống gần chỗ đang xây sửa, để ngày hôm sau khi thợ đến họ chỉ việc bắt tay vào làm. Tôi lên nhà chơi, thấy việc cần đàn ông thì lăn vào phụ, hăng hái dễ thương lắm. Ròm ròm mảnh người vậy chứ tôi cũng xúc và đẩy được hơn chục xe cát mỗi buổi.
Mẹ Thùy Lâm thường giữ tôi lại ăn cơm. Thấy cũng ngại, mà thôi cũng kệ, tôi được mời ăn cơm, có lý do chính đáng để ở lại chơi thật lâu suốt ngày bên chị em Thùy Lâm, còn gì thích hơn nữa. Bữa cơm thường có đậu hũ chiên, cá kho, hoặc thịt ram và canh rau muống luộc, có hôm thì do mẹ Lâm nấu, cô nấu rất ngon, giờ nhớ lại tôi vẫn nhớ như in hương vị từng món ăn dân dã mộc mạc ấy. Cơm mẹ tôi nấu là khẩu vị của người Việt gốc Hoa. Còn cơm mẹ Thùy Lâm nấu là khẩu vị của dân địa phương miền Nam Trung Bộ. Tôi ăn thấy đều ngon cả, mùi vị đặc trưng, cảm xúc cũng đặc trưng, không lẫn vào nhau được.
Những bữa cơm nhà Thùy Lâm thật ngon miệng là vì mẹ nó khéo nấu hay vì tôi được ăn cùng với nó, tôi cũng không rõ. Cũng có hôm tôi được ăn cơm do chính Thùy Lâm nấu, con bé nấu trong lúc tôi và mẹ nó đẩy những chiếc xe chở cát. Bữa ăn, Thùy Lâm hay thích cho cơm vào chảo sau khi đã múc hết thịt ram cho ra đĩa. Sau đó trộn đều cơm với gia vị ram thịt còn sót trong chảo, nó gọi đó là món cơm trộn, và ăn rất ngon lành. Không hôm nào có món thịt ram mà con bé quên không trộn chảo, và không hôm nào nó quên chia phần cho tôi.
Thấy tôi hay lên nhà Thùy Lâm chơi và thân thiết với nó, nhiều đứa bạn cùng lớp không khỏi ngạc nhiên và tò mò. Cũng phải, hầu như đứa nào cũng như tôi lúc trước, nghĩ rằng Thùy Lâm chảnh và kiêu. Tụi con trai muốn kết bạn hay làm quen nhưng đều cảm thấy con bé quá xa vời. Xung quanh Thùy Lâm chẳng có mấy ai là bạn thân thiết. Nhưng giờ thì cái thằng tôi lầm lầm lì lì, ai nói gì cũng chỉ nhe răng cười ngại ngùng, lại trở thành anh trai của Thùy Lâm, chơi suốt ngày bên nó, được mẹ nó giữ lại ăn cơm. Những điều đó tôi thừa biết có bao nhiêu thằng mong ước mà không được. Nghĩ đến đó thôi tôi đã sướng phê người, lòng lâng lâng cứ ngỡ đang trong một giấc mơ!
COMMENTS